Dữ liệu biên mục
Nguyễn, Hoàng Mỹ Linh
        Nghiên cứu xử lý VOCs trong không khí trong nhà bằng công nghệ quang xúc tác / Nguyễn Hoàng Mỹ Linh. - Tp. Hồ Chí Minh: ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Đại học Bách Khoa, 2019. - 1 file PDF+ bản in(102 tr.).

Luận văn Thạc sỹ
        Mã ngành: 60 52 03 20
        Tài liệu tham khảo (tr.79-92)

        Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả xử lý hơi formaldehyde (là một trong những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – VOCs) của vật liệu titania nanotubes (TNTs) được biến tính với các kim loại khác nhau (Zn, Mg, Cu, Fe,...). Formaldehyde được biết đến như là một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất trong không khí trong nhà vì có khả năng gây ung thư khi tiếp xúc trong thời gian dài. Nó được sử dụng làm chất bảo quản, khử trùng và làm sạch trong xây dựng, trang trí và cách nhiệt vật liệu, đồ gỗ, sàn gỗ, thảm và hàng dệt may. Ngoài ra, formaldehyde trong nhà được thải ra (khoảng 10% - 30%) từ quá trình đốt (hút thuốc lá, lò sưởi và lò nung). Vật liệu TNTs được biến tính với kim loại với hoạt tính quang xúc tác mạnh mang đến nhiều triển vọng cho các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí trong nhà với các ưu điểm nổi bật như oxi hóa hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng không độc hại là CO 2 và H 2 O, được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, có chi phí đầu tư và vận hành thấp

        
1. Kỹ thuật môi trường.2. Environmental engineering.3. Kỹ thuật môi trường.        
Nơi lưu trữ:  Thư viện:.
I. Nguyễn, Nhật Huy, Giáo viên hướng dẫn. II. Lê, Anh Kiên, Giáo viên phản biện. III. Trần, Tiến Khôi, Giáo viên phản biện. IV. Nhan đề

Dữ liệu điện tử
nguyen hoang my linh-711423.pdf
Các mục từ truy cập
Bình phẩm, bình luận    (Bấm vào đây để bình phẩmBình phẩm)